Câu hỏi thường gặp

Điều trị khi chấn thương răng

Chấn thương răng gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến răng sau này. Vì vậy khi có những ảnh hưởng mạnh đến răng như: gãy, nứt, mẻ,… bạn cần đến ngay trung tâm nha khoa gần nhất để có được những chẩn đoán chính xác nhằm điều trị kịp thời. 
 
Khi bị bất cứ một chấn thương vùng miệng nào, bạn nên đến khám nha sĩ ngay lập tức để xác định xem liệu bạn có cần điều trị không. Nha sĩ sẽ khám vùng bị ảnh hưởng và có thể phải chụp X-quang.
Nếu bạn bị đau do gãy, nứt hay mẻ răng, bạn có thể uống thuốc giảm đau không cần kê toa. Nếu có thể, hãy giữ bất cứ phần răng nào bị gãy rời ra và mang đến nha sĩ ngay.
Nếu răng hoàn toàn rơi ra khỏi miệng khi bị chấn thương, hãy mang răng đến nha sĩ càng sớm càng tốt. Có thể răng của bạn sẽ được đặt trở lại trong miệng bằng thủ thuật cấy lại răng (reimplantation).
Cách điều trị của nha sĩ đối với các chấn thương?
Mẻ răng - Nếu bạn không bị đau, và vết mẻ nhỏ, bạn có thể tự quyết định liệu có cần phục hồi răng hay không, thời điểm và cách thức phục hồi. Tùy vào kích thước vết mẻ, nó có thể được làm nhẵn và chỉnh sửa một cách thẫm mỹ. Những lựa chọn khác gồm mặt dán sứ (vẹc ni), bọc mão và trám. Hãy nhờ nha sĩ giải thích những lựa chọn này. Nếu răng giả hoặc răng đã trám bị mẻ, nên thay mới chúng.
Nứt răng hay vỡ răng - Các răng nứt và vỡ nên được điều trị càng nhanh càng tốt để ngăn ngừa những tổn thương khác. Có thể cần phải điều trị tủy hay nhổ răng. Nếu vết nứt ảnh hưởng đến men và ngà răng, lựa chọn điều trị thông thường nhất là bọc mão răng. Nên nhớ rằng không phải lúc nào cũng nhìn thấy được vết nứt, thậm chí trên phim tia X. Các triệu chứng có thể là đau khi ăn nhai, nhạy cảm với thức ăn, thức uống lạnh hay nóng, kể cả luồng hơi không khí, mà theo thời gian các triệu chứng này càng ngày càng rõ.
Răng rơi ra ngoài - Yếu tố then chốt để gắn lại răng thành công là cắm lại răng vào ổ răng càng sớm càng tốt. Từng phút trôi qua, càng có nhiều tế bào ở chân răng chết đi. Nếu có thể, hãy rửa răng bằng nước, sau đó cắm lại ngay vị trí rơi và khẩn cấp tới nha sĩ. Chỉ nên cầm ở phần thân của răng và phải giữ cho răng không bị khô. Cơ hội tốt nhất để cắm lại răng thành công là trong vòng 30 phút, cơ hội vẫn còn trong khoảng 2 giờ. Khoảng 1 – 2 tuần sau khi răng đã cứng chắc, có thể nha sĩ sẽ thực hiện điều trị tủy cho răng của bạn.
Những răng bị mất, cho dù là được nhổ bởi nha sĩ hay do rơi ra ngoài cũng nên được thay thế. Điều này nhằm tránh các vấn đề như khó nói và khó ăn nhai, sự xê dịch vị trí của các răng còn lại, hội chứng rối loạn thái dương hàm (TMJ) do nhai nhiều ở bên nhiều răng hơn, và sự suy yếu xương hàm. Những lựa chọn để thay thế răng mất gồm cầu răng, hàm giả và implant.
Gãy xương hàm - Nếu bạn nghi ngờ mình hay ai đó bị gãy xương hàm, đừng nên cử động hàm. Nên cố định hàm bằng khăn tay hay cavat hay khăn tắm và buộc qua đỉnh đầu. Nên áp lạnh để giảm sưng, nếu có. Đến ngay phòng cấp cứu bệnh viện hay gọi ngay cho nha sĩ của bạn.
Bình Tâm (Sưu tầm)


Các tin khác

4 thực phẩm làm hại răng miệng mà bạn không ngờ đến

Thông thường, trong bữa ăn hằng ngày hoặc đôi khi chỉ là những lúc hứng lên bạn có thể mua một số thực phẩm và ăn với sự vui vẻ, thoải mái mà không ngờ rằng chúng gây ra những tác hại xấu cho vấn đề răng miệng.

4 thói quen vô tình không tốt cho sức khỏe hằng ngày

Nhiều người cho rằng những thói quen làm sạch cơ thể, răng miệng một cách tích cực đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng 4 thói quen vô tình dưới đây sẽ gây hại cho sức khỏe mà bạn cần hạn chế ngay từ bây giờ.

Qui trình mọc răng sữa của trẻ nhỏ

Nắm được thứ tự mọc răng sữa của con trẻ, bố mẹ sẽ có được sự chuẩn bị kĩ càng cho qua trình này và chăm sóc răng miệng cho bé cẩn thận. Điều này giúp bé lớn lên có một hàm răng đẹp và đều đặn.

Những lưu ý về răng của trẻ mà cha mẹ cần biết

Chăm sóc răng từ lúc con còn nhỏ là điều cần thiết mà mỗi ông bố, bà mẹ cần biết nhằm chuẩn bị tốt cho quá trình phát triển sau này của trẻ.

Đánh bay mùi hôi răng miệng bằng những mẹo hiệu quả

Hôi miệng không chỉ do những thực phẩm có mùi gây ra mà nguyên nhân sâu xa và quan trọng nhất gây ra tình trạng hôi miệng kéo dài cho người bệnh là sự tấn công của vi khuẩn. Dưới đây là những mẹo nhỏ giúp đánh bay mùi hôi miệng mà bạn có thể tham khảo.

6 điều không nên làm khi đánh răng cho bé

Ngoài việc đánh răng từ 2-3 lần một ngày thì các bậc bố mẹ còn phải đảm bảo không phạm phải những nguyên tắc cấm khi đánh răng cho con nhằm mang lại sức khỏe tốt và một hàm răng chắc khỏe cho bé.

Những giai đoạn của bệnh viêm lợi và cách chữa trị

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm lợi. Nếu mắc phải căn bệnh thường gặp này, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Cần tìm cách điều trị kịp thời, nhanh chóng để bình yên quay trở lại với bạn.

Nguyên nhân gây đau răng và một số loại thuốc chữa đau hữu hiệu

Theo thống kê của Bệnh viện Răng Hàm Mặt trung ương năm 2011 thì Việt Nam là nước có tỉ lệ người mắc bệnh về răng miệng cao trên thế giới với 90% dân số. Trong đó, đau răng là triệu chứng thường gặp.

Nghiến răng ban đêm và những điều bạn cần biết

Nếu khi thức giấc bạn thấy đau đầu âm ỉ hay căng hàm, nguyên nhân có thể là do bạn nghiến răng vào ban đêm. Nghiến răng liên tục có thể gây hại cho men răng, làm răng nhạy cảm hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần. Dưới đây là một số cách khắc phục hiệu quả dành cho bạn và người thân.

Cách xử lý bệnh răng ê buốt thường gặp

Khi sử dụng thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, răng của bạn sẽ bị đau hoặc ê buốt. Dưới đây là những nguyên nhân và lời khuyên từ bác sĩ để phòng ngừa hiện tượng khó chịu này.