Câu hỏi thường gặp

Những câu hỏi thường gặp khi niềng răng

Nếu bạn đang có ý định niềng răng thì những câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn giải tỏa những thắc mắc đồng thời tạo động lực để bạn có một hàm răng đẹp, đều.

Niềng răng là một trong những biện pháp chỉnh răng miệng để có hàm răng đẹp. Dưới đây là những câu hỏi của bất cứ ai đã và đang có ý định niềng răng, nếu có nhu cầu chỉnh một hàm răng đẹp bạn đừng quên tìm hiểu về niềng răng.
Niềng răng mất bao lâu?
Điều này phụ thuộc vào vị trí răng của bạn, mức độ di lệch cần để đưa răng về vị trí mong muốn. Thông thường một liệu trình niềng răng mất từ 12 – 24 tháng với niềng răng cố định, trong trường hợp phức tạp sẽ mất nhiều thời gian hơn. Niềng răng tháo lắp mất ít thời gian hơn nẹp cố định. Tuy nhiên cũng có trường hợp sau niềng răng cố định bác sĩ cho chỉ định điều chỉnh nha tiếp theo bằng niềng răng tháo lắp hoặc ngược lại.
Trong quá trình niềng răng, bao lâu phải gặp nha sĩ?
Khi đeo niềng răng, bạn sẽ phải thường xuyên đến bác sĩ nha khoa hơn, bởi nẹp phải được kiểm tra và điều chỉnh thường xuyên để đảm bảo đưa răng về đúng vị trí. Cứ khoảng 6-8 tuần sẽ phải điều chỉnh 1 lần.
Niềng răng có thể nói chuyện được bình thường không?
Một số người khi niềng răng có thể ảnh hưởng đến giọng nói hay các vấn đề trong phát âm. Nhưng hầu hết mọi người đều có thể thích nghi được với thiết bị này và lâu dần sẽ nói chuyện bình thường trở lại.
Niềng răng có đau răng không?
Miệng là một bộ phận rất nhạy cảm, khi mới đeo niềng răng bạn sẽ thấy khó chịu và đau, tuy nhiên triệu chứng này sẽ hết sau một vài ngày. Nếu đau quá bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc giảm đau như ibuprofen hay paracetamol. Cần lưu ý là một số bộ phận của niềng răng có thể gây ra khó chịu cho nướu răng và môi, thậm chí là đau. Nếu sau một vài ngày niềng răng, cơn đau không hết bạn cần quay lại bác sĩ nha khoa để kiểm tra và điều chỉnh niềng răng.
Nếu bị mất hay hỏng niềng răng phải làm sao?
Hầu hết các trường hợp bị mất hay hỏng đều nằm ngoài mong muốn của bệnh nhân. Nhưng nếu không may bạn đánh mất niềng răng tháo lắp hay bị hỏng niềng răng vì bất cứ lý do gì, đừng chần chừ hãy đến gặp nha sĩ của bạn ngay, bác sĩ sẽ tìm cách khắc phục hậu quả cho bạn. Nếu bạn để lâu, bạn sẽ phải bỏ thêm chi phí cho việc sửa chữa hoặc làm mới, lúc đó răng của bạn có thể lại trở về vị trí cũ, thời gian niềng răng trước đây sẽ trở nên vô ích.
Khi niềng răng cần tránh hoạt động gì?
Muốn niềng răng hoạt động tốt và không bị vỡ, cần tránh cắn móng tay, nhai đầu bút,.... Khi hoạt động thể thao, bạn có thể tháo niềng răng ra nếu là niềng răng tháo rời. Với niềng răng cố định nên đeo dụng cụ bảo vệ hàm chẳng hạn. Nếu chơi nhạc cụ hơi, niềng răng có thể ảnh hưởng, tốt nhất nên tư vấn bác sĩ để vừa niềng răng vừa chơi nhạc, có thể dùng niềng răng tháo lắp.
Niềng răng vẫn có thể ăn uống bình thường?
Nhiều loại thức ăn có thể ảnh hưởng tới nẹp răng. Trong những ngày đầu niềng răng, bệnh nhân cần ăn thức ăn mềm. Khi niềng răng cần tránh thức ăn dính, dai, ngọt. Không nên nhai kẹo cao su, ăn các thức ăn cứng như táo, bánh cứng bởi những thực phẩm này có thể phá vỡ dây và khung của nẹp. Tránh đồ uống có ga, nước ngọt, nước ép trái cây vì những đồ uống có đường và axít dễ dẫn đến sâu răng và ăn mòn răng. Tốt nhất cần cắt nhỏ thức ăn, ăn đồ ăn mềm, uống nước ngọt cần dùng ống hút. Sau khi ăn cần làm sạch răng bởi thức ăn dễ bị tích tụ trong các bộ phận của nẹp.
Cần làm gì để bảo vệ niềng răng?
Điều quan trọng nhất khi có niềng răng là bạn cần giữ cho niềng răng sạch sau mỗi bữa ăn, nó sẽ giúp bạn tránh bị sâu răng, viêm nướu răng, hay trên răng xuất hiện các đốm trắng. Nhiều người sau khi tháo niềng răng ra trên răng xuất hiện các đốm trắng, đó là lý do bạn cần gặp nha sĩ để kiểm tra răng định kỳ. Tốt nhất nên đánh răng sau mỗi bữa ăn 1 giờ, nên chú ý đến răng và nướu.
Đối với niềng răng tháo lắp được nên vệ sinh niềng răng bằng bàn chải và kem đánh răng, nên dùng nước sạch để làm sạch niềng răng. Nên đánh răng hay vệ sinh niềng răng bằng kem đánh răng có fluoride, nếu niềng răng gây khó khăn cho quá trình vệ sinh răng miệng của bạn, bạn cần cho bác sĩ biết.
Trên đây là những câu hỏi thường gặp của bất cứ ai đã và đang có ý định niềng răng, nếu có nhu cầu chỉnh một hàm răng đẹp thì bạn đừng quên tìm hiểu về niềng răng nhé.

Bình Tâm - Tổng Hợp

 



Các tin khác

4 thực phẩm làm hại răng miệng mà bạn không ngờ đến

Thông thường, trong bữa ăn hằng ngày hoặc đôi khi chỉ là những lúc hứng lên bạn có thể mua một số thực phẩm và ăn với sự vui vẻ, thoải mái mà không ngờ rằng chúng gây ra những tác hại xấu cho vấn đề răng miệng.

Điều trị khi chấn thương răng

Chấn thương răng gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến răng sau này. Vì vậy khi có những ảnh hưởng mạnh đến răng như: gãy, nứt, mẻ,… bạn cần đến ngay trung tâm nha khoa gần nhất để có được những chẩn đoán chính xác nhằm điều trị kịp thời.

4 thói quen vô tình không tốt cho sức khỏe hằng ngày

Nhiều người cho rằng những thói quen làm sạch cơ thể, răng miệng một cách tích cực đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng 4 thói quen vô tình dưới đây sẽ gây hại cho sức khỏe mà bạn cần hạn chế ngay từ bây giờ.

Qui trình mọc răng sữa của trẻ nhỏ

Nắm được thứ tự mọc răng sữa của con trẻ, bố mẹ sẽ có được sự chuẩn bị kĩ càng cho qua trình này và chăm sóc răng miệng cho bé cẩn thận. Điều này giúp bé lớn lên có một hàm răng đẹp và đều đặn.

Những lưu ý về răng của trẻ mà cha mẹ cần biết

Chăm sóc răng từ lúc con còn nhỏ là điều cần thiết mà mỗi ông bố, bà mẹ cần biết nhằm chuẩn bị tốt cho quá trình phát triển sau này của trẻ.

Đánh bay mùi hôi răng miệng bằng những mẹo hiệu quả

Hôi miệng không chỉ do những thực phẩm có mùi gây ra mà nguyên nhân sâu xa và quan trọng nhất gây ra tình trạng hôi miệng kéo dài cho người bệnh là sự tấn công của vi khuẩn. Dưới đây là những mẹo nhỏ giúp đánh bay mùi hôi miệng mà bạn có thể tham khảo.

6 điều không nên làm khi đánh răng cho bé

Ngoài việc đánh răng từ 2-3 lần một ngày thì các bậc bố mẹ còn phải đảm bảo không phạm phải những nguyên tắc cấm khi đánh răng cho con nhằm mang lại sức khỏe tốt và một hàm răng chắc khỏe cho bé.

Những giai đoạn của bệnh viêm lợi và cách chữa trị

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm lợi. Nếu mắc phải căn bệnh thường gặp này, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Cần tìm cách điều trị kịp thời, nhanh chóng để bình yên quay trở lại với bạn.

Nguyên nhân gây đau răng và một số loại thuốc chữa đau hữu hiệu

Theo thống kê của Bệnh viện Răng Hàm Mặt trung ương năm 2011 thì Việt Nam là nước có tỉ lệ người mắc bệnh về răng miệng cao trên thế giới với 90% dân số. Trong đó, đau răng là triệu chứng thường gặp.

Nghiến răng ban đêm và những điều bạn cần biết

Nếu khi thức giấc bạn thấy đau đầu âm ỉ hay căng hàm, nguyên nhân có thể là do bạn nghiến răng vào ban đêm. Nghiến răng liên tục có thể gây hại cho men răng, làm răng nhạy cảm hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần. Dưới đây là một số cách khắc phục hiệu quả dành cho bạn và người thân.