Dịch vụ
KIẾN THỨC VỀ TRÁM RĂNG
Trám răng là phương pháp nha khoa được sử dụng để khôi phục lại răng hư tốn do sâu răng, chấn thương... gây nên, đem lại chức năng bình thường như răng tự nhiên, phương pháp này không gây ảnh hưởng đến cấu trúc của răng bởi không cần phải mài cùi hay chụp răng.
Để thực hiện việc trám răng, đầu tiên nha sĩ sẽ làm sạch vết sâu, làm sạch vùng bị ảnh hưởng, sau đó dùng vật liệu chuyên dụng lấp kín vùng khoảng trống. Bằng cách đó sẽ ngăn cản được sự xâm nhập của vi khuẩn trên bề mặt răng.
Trám răng thẩm mỹ giúp cải thiện tình trạng sâu răng, đưa răng trở về tình trạng ban đầu, hạn chế sâu răng quay lại.
Có 2 loại vật liệu được sử dụng phổ biến trong trám răng là: Composite và Amalgam
1/ Trám răng bằng composite (Trám răng thẩm mỹ)
- Composite là một chất liệu tổng hợp có màu sắc như răng thật, độ nén chịu lực và chịu sự mài mòn cao, không gây độc hại cho cơ thể. Không chỉ làm lớp bọc trắng phục hồi màu sắc răng, trám răng thẩm mỹ composite còn giúp khắc phục thẩm mỹ hư tổn răng của bạn như: phục hồi răng mẻ, răng chuột, răng bị thiếu men, cân đối răng…
- Tuy nhiên sau một thời gian bạn có thể sẽ phải đối mặt với chứng hôi miệng do Composite bị ngấm nước bọt.Ngoài ra Composite là một chất nhựa tổng hợp nên có độ giãn nở nếu có tác động nhiệt, nên khi đó men răng và chất liệu đó không có sự tương đồng sẽ dẫn đến tình trạng trượt và dời khỏi nhau tạo nên những kẽ hở. Do đó bạn cần phải đi thay miềng trám 1-2 năm 1 lần.
Các trường hợp có thể trám răng thẩm mỹ Composite:
- Răng sâu, mòn cổ răng cần được trám để bảo vệ tủy.
- Răng sứt mẻ, răng thưa hay thiếu men răng.
- Trường hợp bạn muốn thay miếng trám cũ bằng miếng trám Composite.
- Vật liệu composite đang ngày càng được ưa chuộng bởi nhiều tính năng ưu việt của nó hơn hẳn cả Amalgam và xi-măng silicat nên được dùng trám răng thẩm mỹ.
2/ Trám răng bằng Amalgam
Amalgam: đã được sử dụng từ rất lâu đời (khoảng trên 100 năm). Đây là một hỗn hợp của các phần tử kim loại bao gồm thuỷ ngân, bạc, kẽm, đồng…
Amalgam là vật liệu dễ dùng, sức chịu lực tốt nên thường được dùng đễ trám các lỗ trám to hoặc những nơi chịu áp lưc lớn khi nhai( mặt nhai của răng hàm).
Trám Amalgam có tính thẩm mỹ kém, do Amalgam có màu xám bạc nên khi trám xong sẽ không giống với màu răng hiện tại.Thông thường chỉ được dùng để trám các răng ở phía trong của hàm răng(răng cối). Ngoài ra, Amalgam còn dẫn nhiệt và dẫn điện, ảnh hưởng đến cảm giác của người bệnh khi ăn thức ăn nóng, lạnh.
QUY TRÌNH TRÁM RĂNG TẠI NHA KHOA NHẬT MỸ
Bước 1: Khám và tư vấn
Nha sĩ sẽ tiến hành khám răng để xác định tình trạng răng sâu, nếu cần thiết sẽ chụp x-quang để xem vết sâu có lan tới tủy chưa và có ảnh hưởng đến xương hàm không.
Sau khi khám cụ thể, nha sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp trám và lựa chọn vật liệu trám phù hợp với răng đễ có kết quả trám tốt nhất.
Bước 2: Nạo sạch vết sâu và làm sạch răng trám
Trước khi thực hiện nạo bỏ khoang sâu, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ tại vị trí tiến hành trám răng, đảm bảo quá trình làm thủ thuật không đau. Dụng cụ chuyên dụng sẽ được sử dụng nhằm làm sạch và loại bỏ hoàn toàn vết sâu, các mô răng bị bể mà không phạm đến mô răng lành.
Bước 3: Cách ly răng cần trám và chuẩn bị bề mặt răng cần trám
Răng sâu cần trám sẽ được cách ly khỏi môi, nướu và khoang miệng bởi đê cao su. Đây là bước rất quan trọng trong quy trình trám răng sâu .Tránh để vật liệu trám tiếp xúc với nước và nước bọt,sẽ làm cản trở các cơ chế liên kết. Đây chính là thao tác tạo nên độ kết dính cho vật liệu trám với bề mặt răng.
Bước 4: Tiến hành trám răng sâu
Với dụng cụ chuyên dụng, vật liệu trám composite hoặc amalgam sẽ được đổ đầy vào khoang trám hoặc đưa lên phần răng bị sâu đã được làm sạch. Vật liệu composite trám ban đầu ở dạng lỏng sau khi chiếu laser sẽ dần đông cứng lại trong khoảng 40s thông qua phản ứng quang trùng hợp.
Bước 5: Chỉnh sửa lại vết trám
Sau khi trám kín lỗ sâu,tiến hành chỉnh sửa lại vết trám. Phần vật liệu trám dư thừa sau khi cứng lại được định hình bằng cách sử dụng dụng cụ cắt và mài để tạo hình chuẩn xác nhất.Sau khi phần đê cao su được tháo bỏ, việc kiểm tra khớp cắn sẽ được thực hiện nhằm điều chỉnh giúp cho bệnh nhân có cảm giác ăn nhai tự nhiên nhất mà hoàn toàn không bị cộm cấn khó chịu.
Thao tác đánh bóng cuối cùng sẽ hoàn tất quy trình trám răng sâu nhằm loại bỏ hiện tượng gồ ghề vết trám, vướng víu khi ăn nhai. Đối với trám composite thì thao tác đánh bóng có thể được tiến hành ngay sau khi vết trám đông cứng còn trám amalgam có thể sẽ cần khoảng vài giờ để đông cứng hoàn toàn.